Sỏi đường tiết niệu có nguy hiểm không ?

Sỏi đường tiết niệu là một trong những bệnh đường tiết niệu thường gặp. Có nhiều yếu tố gây ra bệnh sỏi tiết niệu như: Di truyền, dị tật bẩm sinh ở đường tiết niệu, nhiễm khuẩn, chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý... Vậy, bệnh sỏi đường tiết niệu có nguy hiểm không? có để lại biến chứng gì không? Vấn đề này sẽ được làm rõ qua bài viết dưới đây.

Bệnh sỏi đường tiết niệu có nguy hiểm không?

 Nhấp vào bảng chat để được bác sĩ giải đáp cụ thể hơn.

Sỏi đường tiết niệu có nguy hiểm không?

Sỏi đường tiết niệu hình thành do sự lắng đọng của một số tinh thể có trong nước tiểu. Tùy theo vị trí hình thành sỏi mà bệnh được chia thành nhiều dạng như: Sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang.

Bệnh sỏi đường tiết niệu thường có các triệu chứng như: Đau khi tiểu tiện, tiểu buốt, tiểu gắt, tiểu són, đi tiểu ra máu; sốt cao nếu sỏi đường tiết niệu bị nhiễm trùng; ngoài ra còn có thể có cảm giác ớn lạnh, lạnh run và buồn nôn…

Sỏi đường tiết niệu có nguy hiểm không?

Sỏi đường tiết niệu có nguy hiểm không?

Trong các bệnh lý đường tiết niệu, thì sỏi đường tiết niệu là một trong những căn bệnh nguy hiểm, và có thể để lại nhiều các biến chứng nghiêm trọng như:

 Làm giảm chất lượng cuộc sống: Các cơn đau do sỏi đường tiết niệu gây ra có thể giảm năng suất lao động và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Ngoài ra, sự di chuyển của sỏi, nhất là những viên sỏi có gai nhọn sẽ cọ xát, va chạm vào đường niệu gây ra những cơn đau lưng và tình trạng đi tiểu ra máu máu nếu sỏi ở thận, niệu quản. Còn nếu sỏi ở bàng quang, niệu đạo sẽ gây tiểu buốt, tiểu khó, tiểu gắt.

 Gây đau quặn thận: Nếu sỏi bị kẹt trong cuống đài thận, sẽ chèn ép làm tắc cuống đài thận khiến đài thận giãn nở và lâu dần thận sẽ giãn ra, mỏng như một túi nước.

Khi các đài thận bị căng trướng do chứa nhiều nước tiểu, sẽ tạo ra một áp lực lớn và tác động vào thần kinh thận cũng như vỏ thận, gây ra những cơn đau quặn thận.

 Phải làm gì khi bị sỏi đường tiết niệu? Click vào bảng chat để được bác sĩ trực tiếp tư vấn

 Bí tiểu cấp tính hay mạn tính: Khi sỏi bị kẹt trong niệu đạo hoặc ở bàng quang có thể gây bí tiểu cấp tính hay mạn tính.

 Viêm nhiễm đường tiết niệu: Khi sỏi cọ xát vào đường tiết niệu có thể làm niêm mạc bị phù nề, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm đường tiểu. Nếu viêm nhiễm sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như suy thận…

 Suy thận: Sự hiện diện lâu ngày của sỏi có thể dẫn đến hiện tượng vô niệu (không có nước tiểu) hoặc làm suy giảm chức năng thận, nếu có sự kết hợp của tình trạng viêm nhiễm sẽ gây suy thận.

 Một số biến chứng khác: Sỏi đường tiết niệu một khi gây viêm nhiễm nặng còn có thể dẫn đến tình trạng hoại tử đường tiểu, xuất hiện các lỗ rò ở bàng quang và niệu quản, hoặc gây vỡ thận và vỡ bàng quang.

Sỏi đường tiết niệu có nguy hiểm không?

Sỏi đường tiết niệu có nguy hiểm không?

Sỏi đường tiết niệu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm đường tiết niệu, suy thận… Do đó, khi bị sỏi đường tiết niệu người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

 Nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ trực tiếp thăm khám và có biện pháp chữa trị kịp thời. Hiện nay, với sự phát triển của y học, bệnh sỏi đường tiết niệu có thể được điều trị bằng thuốc làm tan sỏi, phẫu thuật nội soi hay tán sỏi ngoài cơ thể...

 Với những trường hợp điều trị sỏi đường tiết niệu bằng thuốc thì phải uống thuốc theo đúng chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.

 Giảm những nguy cơ hình thành sỏi bằng cách uống đủ nước (từ 1,5 – 2 lít nước/ ngày) và không được nhịn tiểu.

 Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, để giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm đường tiết niệu do sỏi.

Với những chia sẻ trên, nếu người bệnh còn có thắc mắc gì thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi bằng cách click vào khung chat bên dưới, sẽ được bác sĩ giải đáp cụ thể hơn.

da khoa hoan cau x
phong kham da khoa mien trung