Phòng bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu như thế nào ?

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu mặc dù không đe dọa đến tính mạng nhưng lại gây cảm giác đau rát, khó chịu ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống. Vì thế, để giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, người bệnh cần có các biện pháp phòng ngừa bệnh. Vậy, phòng bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết bên dưới.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là gì? triệu chứng của bệnh ra sao?

 Nhấp vào bảng chat để được các bác sĩ giải đáp rõ ràng, cụ thể hơn.

Phòng bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu như thế nào?

Nhiễm khuẩn hay nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là bệnh lý có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, bao gồm: Nam giới, phụ nữ, trẻ em và người cao tuổi.

Phòng bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu như thế nào?

Phòng bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu như thế nào?

Triệu chứng điển hình của bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu là: Rối loạn tiểu tiện (đau rát khi đi tiểu, tiểu tiện thường xuyên, tiểu ra máu hoặc dịch mủ…), sốt, đau âm ỉ thắt lưng và bụng dưới…

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không chỉ gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày, mà còn có thể gây ra viêm nhiễm hệ thống các cơ quan sinh dục, gây ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản sau này của của nam và nữ giới.

Vì thế, để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình, đồng thời giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu, mọi người cần có những biện pháp phòng tránh và điều trị bệnh thật hiệu quả.

Dưới đây là những biện pháp phòng tránh bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu, mọi người có thể tham khảo và áp dụng:

 Làm thế nào để phòng bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu? Click để được bác sĩ tư vấn

 Vệ sinh vùng kín sạch sẽ sau khi đi vệ sinh: Vi khuẩn gây bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu có thể xâm nhập từ bên ngoài, hoặc đi từ trực tràng ngược lên niệu đạo - nơi dễ bị nhiễm khuẩn do sự khác biệt trong cơ chế phòng vệ giữa đường ruột và đường tiết niệu.

Vì thế, cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín và hậu môn sau khi đi tiểu tiện, đại tiện để loại bỏ các vi khuẩn, ngăn chúng quay trở lại và gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

 Vệ sinh vùng kín trước và sau khi quan hệ: Cả nam giới và phụ nữ đều nên làm sạch cơ thể ít nhất 30 phút trước và sau khi có quan hệ tình dục, đặc biệt là phái mạnh. Vì họ có thể lây lan vi khuẩn sang đối phương.

 Đi tiểu sau khi quan hệ tình dục: Quan hệ tình dục có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại xâm nhập vào đường tiết niệu, do đó đi tiểu ngay sau khi quan hệ sẽ làm sạch phần nào những vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo, giúp phòng tránh hiệu quả bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

 Giảm sử dụng caffeine và chất cồn: Nên hạn chế uống trà, cà phê, các loại thức uống năng lượng có chứa caffeine hay bia rượu. Mặc dù những chất này không trực tiếp gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu nhưng có thể làm gia tăng các triệu chứng của bệnh.

Phòng bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu như thế nào?

Phòng bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu như thế nào?

 Bổ sung nhiều vitamin và các dưỡng chất khác: Bổ sung nhiều vitamin C, một số chất chống oxi hóa, kháng sinh tự nhiên… bằng cách ăn nhiều những loại thực phẩm sau: Quả nam việt quất, việt quất, cam, quýt, cải ngựa và tỏi…

 Uống nhiều nước: Uống nhiều nước giúp làm loãng nước tiểu, đồng thời tạo thói quen đi tiểu thường xuyên hơn, nên vi khuẩn hay các chất cặn bã ít có khả năng tích tụ lại bên trong bàng quang, ngăn ngừa hiệu quả bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

 Tránh mặc quần áo ẩm ướt: Môi trường ấm áp, ẩm ướt là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh trưởng và phát triển. Vì thế, thay quần áo bị ướt hoặc ẩm do mồ hôi ngay khi có thể cũng là cách phòng ngừa nguy cơ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

 Cẩn thận với sữa tắm có hương nước hoa: Sữa tắm hương nước hoa hay một số sản phẩm tương tự có thể gây kích ứng đường tiết niệu. Vì thế, nên hạn chế sử dụng những sản phẩm này khi vệ sinh vùng kín, giúp phòng ngừa các bệnh viêm đường tiết niệu.

Trên đây là những chia sẻ về các biện pháp phòng bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nếu còn có thắc mắc gì, xin vui lòng nhấp vào khung chat bên dưới để được bác sĩ hỗ trợ giải đáp ngay.

da khoa hoan cau x
phong kham da khoa mien trung