Người bị sỏi tiết niệu nên ăn gì mới tốt ?

Khi bị sỏi đường tiết niệu, bên cạnh việc điều trị bệnh theo đúng phác đồ và chỉ dẫn của bác sĩ thì việc điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho hợp lý cũng rất quan trọng. Vậy, những người bị sỏi tiết niệu nên ăn gì mới tốt? Hãy cùng tham khảo bài viết sau để có thể xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp với người mắc bệnh sỏi tiết niệu nhé.

 Bị sỏi đường tiết niệu nên ăn gì? CLICK VÀO ĐÂY để hỏi trực tiếp bác sĩ chuyên khoa.

Người bị sỏi tiết niệu nên ăn gì mới tốt?

Người bị sỏi tiết niệu nên ăn gì mới tốt?

Người bị sỏi tiết niệu nên ăn gì mới tốt?

Sỏi tiết niệu là tình trạng hệ thống đường tiết niệu xuất hiện những viên sỏi (có thể là sỏi vô cơ hoặc sỏi hữu cơ), mà nguyên nhân chủ yếu là do sự kết thạch của các chất khoáng có trong nước tiểu.

Ban đầu, các chất khoáng có trong nước tiểu sẽ kết thành thể rắn và có kích thước rất nhỏ, bám trên các bức tường của thận hoặc bàng quang. Qua một thời gian, kích thước của chúng sẽ to dần và hình thành những viên sỏi cứng. Sỏi có thể ở nhiều vị trí khác nhau của đường tiết niệu như: niệu quản, bàng quang, niệu đạo…

Sỏi đường tiết niệu không những gây đau rát khi tiểu tiện, đi tiểu ra máu mà còn có thể gây viêm đường tiết niệu, hoại tử đường tiểu, suy thận… Vì vậy, cần nhanh chóng tiến hành điều trị sỏi đường tiết niệu ngay từ những giai đoạn đầu của bệnh.

 Bạn đang tìm một địa chỉ chữa sỏi đường tiết niệu uy tín tại TPHCM >>> [Tư vấn tại đây]

Bệnh cạnh đó, người bị sỏi đường tiết niệu cũng cần có chế độ ăn uống khoa học và đúng đắn để giúp rút ngắn thời gian điều trị, đẩy nhanh quá trình phục hồi sức khỏe.

Dưới đây là những thực phẩm tốt cho những ai bị sỏi đường tiết niệu:

 Uống nhiều nước: Nên uống khoảng 2.5 – 3 lít nước lọc mỗi ngày, hoặc có thể uống các loại nước ép thay thế sao cho lượng nước tiểu đạt trên 2.5 lít trong 1 ngày để hỗ trợ cho quá trình bài tiết nước tiểu cũng như phòng tránh sỏi niệu quản.

Bên cạnh đó, cũng nên uống các loại nước cam tươi, chanh tươi, nước bưởi ép… Vì những loại thức uống này có chứa nhiều cytrat giúp chống lại sự tái tạo sỏi đường tiết niệu.

 Rau xanh: Nên ăn nhiều rau xanh để bổ sung chất xơ giúp quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh chóng, giảm hấp thu các chất gây sỏi đường tiết niệu.

 Hoa quả tươi: Các loại hoa quả tươi hay nước ép hoa quả không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp chống lại quá trình hình thành sỏi đường tiết niệu.

Người bị sỏi tiết niệu nên ăn gì mới tốt?

Người bị sỏi tiết niệu nên ăn gì mới tốt?

Ngoài ra, những người mắc bệnh sỏi đường tiết niệu cũng cần hạn chế ăn một số loại thực phẩm sau:

 Tránh ăn nhiều thực phẩm chứa purin: Các loại thực phẩm như: cá khô, thịt khô, các loại mắm nêm, mắm thái, nội tạng heo và bò… đều là những thực phẩm giàu purin – có thể gây nên sỏi niệu quản. Vì thế, người bệnh cần kiêng ăn những thực phẩm kể trên.

 Thực phẩm chứa oxalat: Nên kiêng ăn những loại thực phẩm giàu oxalat như: Trà đặc, bột ngũ cốc, dưa chuột, rau muống, hạt tiêu, sữa, trứng và chocolate… Vì khi lượng oxalat bài tiết trong nước tiểu gia tăng có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi đường tiết niệu.

 Muối và đường: Mặc dù hai loại gia vị này khác nhau nhưng đều không mang lại hiệu quả tích cực cho quá trình điều trị sỏi đường tiết niệu. Do đó, người bệnh cũng nên hạn chế dùng nhiều muối và đường khi chế biến thức ăn.

 Thịt động vật: Hạn chế ăn các loại thịt động vật như thịt heo, thịt gà… và nên ăn cá thay thịt, vừa giúp bổ sung được những dưỡng chất cần thiết vừa hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị sỏi đường tiết niệu.

Trên đây là những thông tin, chia sẻ về chế độ ăn uống dành cho người bị sỏi đường tiết niệu. Nếu còn có thắc mắc gì, người bệnh có thể click vào khung chat để được bác sĩ giải đáp rõ ràng hơn.

da khoa hoan cau x
phong kham da khoa mien trung