Bệnh sỏi đường tiết niệu là gì và có nguy hiểm không ?

Sỏi đường tiết niệu là bệnh liên quan đến đường tiết niệu khá phổ biến. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh đều khá mơ hồ không biết bệnh sỏi đường tiết niệu là gì và có nguy hiểm không? Hãy cùng tham khảo nội dung bài viết sau để biết rõ hơn về bệnh sỏi đường tiết niệu, nguyên nhân, triệu chứng và những biến chứng của bệnh, từ đó có biện pháp phòng tránh và điều trị hiệu quả.

 Bệnh sỏi đường tiết niệu là gì? CLICK VÀO ĐÂY để hỏi trực tiếp các bác sĩ chuyên khoa.

Bệnh sỏi đường tiết niệu là gì?

Sỏi đường tiết niệu là tình trạng đường tiết niệu tồn tại của những viên sỏi tinh thể, những viên sỏi này chủ yếu được kết tụ lại từ các chất lắng đọng có trong nước tiểu. Bệnh thường gặp ở độ tuổi thanh niên, trung niên, trong đó nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nữ giới.

Sỏi đường tiết niệu thường có 2 dạng, bao gồm sỏi vô cơ như canxi, photphat, oxalate và sỏi hữu cơ như sỏi urat, xanthin.

Bệnh sỏi đường tiết niệu thường đến đột ngột và không có dấu hiệu báo trước. Khi đó, người bệnh sẽ cảm nhận được cơn đau dữ dội nhưng chỉ ở một bên, cơn đau bắt đầu ở vùng thắt lưng rồi sau đó lan xuống bụng, các cơ quan sinh dục… Cơn đau sẽ giảm đi nhanh chóng, nhưng sau đó lại xuất hiện những cơn đau khác và cảm giác đau sẽ dữ dội hơn.

Bệnh sỏi đường tiết niệu là gì và có nguy hiểm không?

Bệnh sỏi đường tiết niệu là gì và có nguy hiểm không?

Bệnh sỏi đường tiết niệu thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:

 Do các dị tật bẩm sinh như: hẹp khúc nối niệu quản, bể thận, sa niệu quản, thận đa nang, niệu quản đôi… hay do nhiễm trùng đường tiết niệu khiến các chất cặn bã có trong nước tiểu lắng đọng lại, hình thành sỏi đường tiết niệu.

 Nồng độ canxi trong máu tăng cao tạo điều kiện cho quá trình hình thành sỏi đường tiết niệu.

 Chế độ ăn uống không hợp lý, ăn quá nhiều chất đạm hay tinh bột, nhưng ăn thiếu chất xơ, uống ít nước, dẫn đến sự thiếu hụt và mất cân bằng các chất dinh dưỡng trong cơ thể. Từ đó ảnh hưởng đến hoạt động của đường tiết niệu, làm tăng nguy cơ bị sỏi đường tiết niệu.

 Uống nhiều đồ uống có chứa chất kích thích, nước có gas gây ảnh hưởng đến thận, khiến hoạt động bài tiết gặp nhiều khó khăn

 Bạn không biết bệnh sỏi đường tiết niệu có nguy hiểm không? Click để được giải đáp

Bệnh sỏi đường tiết niệu có nguy hiểm không?

Bệnh sỏi đường tiết niệu là gì và có nguy hiểm không?

Bệnh sỏi đường tiết niệu là gì và có nguy hiểm không?

Bệnh sỏi đường tiết niệu nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

 Sỏi có thể xuất hiện ở các vị trí như thận, niệu quản dưới hoặc bàng quang, cổ bàng quang, niệu đạo, lỗ sáo… khiến đường tiểu bị hẹp hay tắc nghẽn, gây rối loạn tiểu tiện.

 Những trường hợp sỏi có kích thước to thường gây cọ xát, va chạm vào đường tiết niệu sẽ gây ra những cơn đau lưng bất thường, đi tiểu ra máu. Ngoài ra còn khiến niêm mạc bị phù nề, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm đường tiết niệu.

 Sỏi đường tiết niệu còn là nguyên nhân dẫn đến suy thận. Ngoài ra, còn gây viêm nhiễm nặng nề ở đường tiểu dẫn đến tình trạng hoại tử đường tiểu, xuất hiện các lỗ rò ở bàng quang, niệu quản…

 Sỏi ở bàng quang, niệu đạo có thể gây tiểu buốt, tiểu gắt, tiểu khó. Nếu sỏi bị kẹt trong cuống đài thận sẽ gây chèn ép và tắc cuống đài thận, khiến bộ phận này giãn ra, khi chịu áp lực từ nước tiểu sẽ tác động vào thần kinh thận và vỏ thận gây ra cơn đau quặn khó chịu.

Như vậy, có thể nhận thấy sỏi đường tiết niệu là căn bệnh nguy hiểm và được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm đường tiết niệu hay các bệnh viêm nhiễm khác. Vì vậy nếu có những triệu chứng bất thường khi tiểu tiện, người bệnh cần nhanh chóng thăm khám và điều trị bệnh.

Mong rằng, qua những thông tin trên sẽ giúp người bệnh có thể biết rõ bệnh sỏi đường tiết niệu là gì và có nguy hiểm không. Mọi thắc mắc có liên quan, xin vui lòng click vào khung chat để được bác sĩ tận tình giải đáp.

da khoa hoan cau x
phong kham da khoa mien trung